Bối cảnh ra đời Nam Phong tạp chí

Xã hội Việt Nam trước khi Tạp chí Nam Phong ra đời là một thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc về lịch sử chính trị, văn hóa, giáo dục.

Năm 1904, gần như cùng một lúc xuất hiện hai phong trào Đông DuDuy Tân. Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo. Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh đề xướng. Cả hai phong trào cuối cùng đều bị Pháp dẹp năm 1908 sau các cuộc biểu tình chống thuế của dân chúng miền Trung và cuộc đầu độc lính Pháp ở Hà Nội xảy ra năm 1908.

Tháng 4 năm 1913, Việt Nam Quang phục Hội đã tổ chức hai cuộc tấn công tại Hà Nội, đều bị Pháp triệt tiêu ngay.

Năm 1914, Đại chiến Thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Người Việt Nam phải chia sẻ gánh nặng chiến tranh cùng với Pháp. Thanh niên trẻ bị đôn quân bắt lính phải tham chiến với Pháp ở châu Âu.

Nam kỳthuộc địa nên sự hòa hợp văn hóa cũng sớm hơn. Tại Trung kỳBắc kỳ, phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh đề xướng từ năm 1905, kêu gọi cải cách văn hóa, được giới trí thức cấp tiến hưởng ứng mạnh mẽ. Thời điểm này là thời điểm chữ Nho, văn tự chính thức của triều đình Huế sử dụng qua nhiều thế kỷ sắp bị thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Thời kỳ này hàng loạt báo chí bằng chữ Quốc ngữ ra đời ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Năm 1915, kỳ thi Hương tại Nam Định được coi như kỳ thi Nho học cuối cùng ở Bắc kỳ. Riêng ở Trung kỳ, các kỳ thi Hương năm 1918 là tận số và thi Hội năm 1919 mới là lần cuối.